Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?

by viendonglighting

Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào? Phải làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm? Để giải đáp các thắc mắc trên, xin mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?

Để đảm bảo an toàn thực phẩm chúng ta cần lưu ý hai điều sau:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.

muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nàoAn toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

An toàn vệ sinh thực phẩm là luôn giữ cho thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng. Thực phẩm đạt được tiêu chuẩn thực phẩm sạch phải qua được quá trình kiểm nghiệm và công bố sản phẩm nghiêm ngặt của cơ quan thẩm quyền. 

Hậu quả của việc không giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm

Vì việc sử dụng các thực phẩm bị nhiễm khuẩn không đảm bảo được chất lượng trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Lượng người bị nhiễm các bệnh ngộ độc thực phẩm hay các bệnh liên quan đến đường ruột sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Ngộ độc thực phẩm bẩn trong trường hợp xấu nhất còn có thể gây tử vong.
  • Nếu không thắt chặt khâu quản lý thì các công ty cung cấp thực phẩm bẩn sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Điều này dẫn đến sẽ có nhiều người tiêu dùng hằng ngày sử dụng phải thực phẩm bẩn nhiều hơn.
  • Giá thực phẩm sẽ biến động và không ổn định. Việc tin tưởng và bỏ ra một số tiền lớn để mua những thực phẩm bẩn mà không hề hay biết khiến cho giá thực phẩm trở nên không rõ ràng. 

Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Để đảm bảo an toàn thực phẩm chúng ta cần chú trọng đến hai bước quan trọng đó là:

  • Lựa chọn thực phẩm khi mua sắm cũng như trong chế biến vào bảo quản. Chúng ta cần phải nhớ để đảm bảo an toàn khi mua sắm chúng ta cần chọn những thực phẩm tươi ngon, chú ý đến hạn sử dụng, không bị ôi, ươn hay bốc mùi khó chịu.
  • Các thực phẩm tươi dễ hư thôi như rau quả, thịt cá phải lựa chọn loại tươi và bảo quản bằng cách ướp lạnh để tránh bị hư hỏng.
  • Thực phẩm đóng hộp cần mua một lượng đủ dùng, có hạn sử dụng dài và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Thực phẩm khô như mực cá phải được phơi khô và bọc trong bao bì hoặc lò kín, bảo quản ở nơi khô ráo, không ẩm ướt để tránh gây mốc meo. 

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Khái niệm

  • Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.
  • Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
  • Cả hai quá trình trên đều gây hư hỏng đối với thực phẩm và nặng hơn sẽ gây ngộ độc đối với người tiêu dùng những thực phẩm bị nhiễm trùng và nhiễm độc.
  • Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh do ăn phải thức ăn hay thức uống bị nhiễm trùng và nhiễm độc hay các thực phẩm bị ôi thiu, hết hạn sử dụng.

muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào

Các triệu chứng của bệnh ngộ độc thực phẩm

Sau khỉ ăn phải những thức ăn bị biến chất nhiễm độc, người bị mắc phải chứng ngộ độc thực phẩm sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

  • Đau bụng quằn quại
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Sốt 
  • Buồn nôn hay nôn mửa liên tục

Đối với người có tình trạng ngộ độc hơn sẽ có những triệu chứng nặng hơn như mất nước, tiêu chảy ra máu, trụy tim hay sốc nhiễm khuẩn. Khi đó, bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý kịp thời để tránh gặp tình trạng xấu nhất.

Phương pháp phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Để phòng chống chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi chế biến thực phẩm. Phải đảm bảo thực phẩm được nấu chín đúng với nhiệt độ và cần bảo quản cẩn thận.

muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào

Xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà 

Nếu chưa kịp đến cơ sở y tế gần nhất thì chúng ta có thể sơ cứu và lưu ý các điều sau:

  • Bệnh nhân cần tự gây nôn, để thải ra ngoài lượng thức ăn bị nhiễm bẩn, nhiễm độc. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng ở trẻ em vì dễ gây sặc.
  • Tiếp theo, bệnh nhân cần uống Oresol để xử lý tình trạng mất nước ở cơ thể. Cố gắng uống nhiều nước nhất có thể.
  • Sử dụng trà gừng mật ong hoặc hỗn hợp chanh, giấm táo và muối loãng để sơ cứu tình trạng ngộ độc thức ăn. 
  • Không nên uống các loại thuốc cầm tiêu chảy hay các loại thuốc đau bụng khi chưa rõ nguyên nhân. 
  • Đối với trường hợp ngộ độc nhẹ có tự khỏi mà không cần điều trị trong vài ngày. 
  • Đối với trường hợp nặng, trầm trọng hơn như gây hôn mê thì cần đặt bệnh nhân nằm thấp đầu và nghiêng sang một bên, để ngăn chất nôn tràn vào phổi. Sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nàoTrong bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến vấn đề “Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?” cũng như các vấn đề liên quan đến thực phẩm bẩn và hậu quả khi sử dụng thực phẩm bẩn, … Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình. 

Rate this post

Related Posts

Leave a Comment