Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

by viendonglighting

Đun nước là việc làm hằng ngày trong mỗi gia đình, vậy tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Để giải đáp thắc mắc trên, xin mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

  • Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước sôi, nước sẽ nở lên vì nhiệt đồng thời thể tích cũng tăng lên. Kèm theo đó là nước sôi sẽ có bọt khí thoát ra từ đáy ấm nước, làm nước trên mặt bị động mạnh dẫn đến nước dễ bắn ra ngoài. Khi đó nước dễ bắn ra ngoài, nếu đun bằng bếp lửa thì sẽ dễ bị tắt lửa, bếp điện thì sẽ dễ gây cháy nổ, giật điện.
  • Hiện tượng này liên quan đến kiến thức sự nở vì nhiệt của các loại chất trong chương trình Vật Lý lớp 6, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 

Thí nghiệm chứng minh

  • Dùng một bình cầu thủy tinh đựng nước màu chứa nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh, gồm hai bình, một bình chứa nước nóng và một bình chứa nước lạnh.
  • Khi đặt bình thủy tinh vào chậu nước nóng, mực nước màu trong ống thủy tinh sẽ tăng lên chứng minh chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.
  • Khi đặt bình thủy tinh vào chậu nước lạnh, ngược lại mực nước màu trong ống thủy tinh sẽ hạ xuống chứng minh chất lỏng sẽ co lại khi gặp lạnh.
tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Ảnh minh họa thí nghiệm đặt bình thủy tinh trong chậu nước nóng

Các chất lỏng khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau

  • Ta có 3 bình cầu như trên với thể tích ban đầu của chất lỏng như nhau có chứa lần lượt là rượu, dầu, nước.
  •  Nhúng cùng lúc 3 bình trong chậu nước nóng để chúng cùng tăng nhiệt độ như nhau. 
  • Khi nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào cùng chậu nước nóng, các mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng cao lên khác nhau.

Vì thế, ta kết luật các chất lỏng khác nhau thì các sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.

Kết luận

  • Khi nóng lên thì thể tích nước bình sẽ tăng lên, ngược lại sẽ giảm khi lạnh đi.
  • Tùy thuộc vào từng tính chất, mỗi chất lỏng sẽ có sự nở vì nhiệt khác nhau.

Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Thí nghiệm chứng minh 

  • Chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như ảnh minh họa gồm quả cầu kim loại, vòng kim loại và đèn cồn. 

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trước khi hơ nóng quả cầu, quả cầu lọt được qua vòng kim loại.
  • Bước 2: Tiếp theo, dùng đèn cồn hơ nóng xung quanh quả cầu kim loại rồi thử đặt quả cầu tại vòng kim loại. Chúng ta thấy rằng chúng không hề lọt qua vòng kim loại.
  • Bước 3: Sau đó, nhúng quả cầu kim loại vào nước lạnh và thử đặt qua vòng kim loại, chúng ta lại thấy rằng quả cầu trên đã trở lại kích thước ban đầu và lọt vòng kim loại. 
tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấmtại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Ảnh minh họa thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Kết luận 

Tương tự như chất lỏng, chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Mỗi chất rắn khác nhau sẽ có sự nở vì nhiệt khác nhau đặc biệt các chất rắn đồng sắt có sự nở nhiều nhất. Đối với sự nở của chất rắn người ta có thể đem vào ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.

Sự nở vì nhiệt của chất khí

Tương tự như chất rắn và chất lỏng, chất khí sẽ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Tuy nhiên, các chất khí khác nhau lại có sự nở vì nhiệt giống nhau. Sắp xếp sự nở thì ta có chất khí nở nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn.

Ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong đời sống

Nhờ vào sự nở vì nhiệt mà con người có thể phát minh ra một số vật dụng có lợi ích như:

  • Khinh khí cầu làm tăng không khí giúp khinh khí cầu bay lên mà không cần bất kì một máy móc, động cơ nào.
  • Nhiệt kế dựa vào nhiệt độ của cơ thể mà làm tăng mức thủy ngân đo chỉ ra nhiệt độ của người dùng. 
  • Rơle nhiệt trong bàn ủi dễ dàng đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ thay đổi để tránh gây cháy nổ, đảm bảo an toàn. 
  • Ứng dụng để khe hở trên đường ray xe lửa tránh gây hư hỏng. 
  • Chế tạo được băng kép để làm rơle nhiệt 
tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Hình ảnh minh họa ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong đời sống.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi “Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?” và các kiến thức liên quan đến sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí cũng như các ứng dụng của hiện tượng trên trong đời sống con người. Hy vọng qua những kiến thức trên sẽ giúp ích được cho các bạn đọc.

Rate this post

Related Posts

Leave a Comment