Lập dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang

by viendonglighting

Thơ ca Việt Nam rất đa dạng và chủ yếu sẽ mang hơi thở quê hương và dân tộc. Các nhà thơ với những cảm xúc của mình đã để lại cho đời những tác phẩm làm mê hồn người đọc. Trong đó, tác phẩm Tràng Giang của Huy Cận được nhiều người nhắc đến với tài năng của nhà thơ cùng vẻ đẹp giữa cổ điển và hiện đại. Với dàn ý, bài thơ này có thể được thể hiện như sau:

I. Mở bài

Đầu tiên, cần giới thiệu được tên tác giả và tác phẩm cần nói tới như:

– Huy Cận được biết đến là một nhà thơ lớn của Việt Nam, đại diện xuất sắc của phong Thơ mới những năm 30 của thế kỷ XX.

– Tác phẩm Tràng Giang ( được sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng) là một trong những bài thơ nổi tiếng và đánh dấu sự nổi bật của Huy Cận trong làng thơ trước Cách mạng tháng Tám. Đây là tác phẩm vừa mang vẻ đẹp của cổ điển nhưng cũng không kém phần hiện đại.

dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Huy Cận tác giả của tác phẩm Trường Giang, đại diện cho trào lưu thơ mới

II. Thân bài

1. Phân tích khổ thơ

a) Khổ thơ 1

– Có thể thấy, nhan đề và lời đề đã cho người đọc cảm nhận được phần nào cảm xúc của bài thơ dâng trào ngay những lời mở đầu. Một cảm giác bâng khuâng ngay trước  một vũ trụ mênh mông.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Một dòng sông tâm hồn hiện ra, một nỗi buồn hiện lên những gợn sóng Tràng giang.  Không giống như người ta vẫn nghĩ về một Trường giang hùng vĩ, vồ vập những những vần thơ của Lý Bạch hay Đỗ Phủ. Tràng giang của Huy Cận lại khác hẳn đó là sự lặng lờ (sóng gợn, thuyền xuôi mái), đầy áp nổi sầu bi của chia lý (thuyền về nước lại, sầu trăm ngả). Nhà thơ cũng tinh tế gửi gắm hình ảnh thân phân phận, hình ảnh con người vào “củi lạc cành khô lạc mấy dòng”,  héo hon theo năm tháng.

dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Huy Cận tác giả của tác phẩm Trường Giang, đại diện cho trào lưu thơ mới

b) Khổ thơ 2

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Thiên nhiên buồn hiu quạnh, nhà thơ lại tìm đến chốn lao xao của chợ chiều để xoa đi nỗi trống vắng trong tâm hồn. Thế nhưng những cảnh hoang vắng, trơ trọi làng xa vãn chợ chiều. Cảnh vật và con người đều vắng vẻ tạo nên nỗi buồn hiu quạnh. Ở đoan thơ này, Huy Cận đã cho phép mình học từ bài dịch của Chinh phụ ngâm (Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò), và qua tâm hồn của nhà thơ, Huy Cận đã tạo nên những vần láy “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” khiến mọi vật càng trở nên cô đơn và lạnh lẽo. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” câu thơ nghe như lời tiếc nuối, đau buồn càng làm nổi hơn cái trống vắng từ cõi lòng đến cảnh vật.

dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Hình ảnh sông dài trời rộng, bến cô liêu

(Lưu ý: bài thơ se có 2 cách hiểu là có thể có hoặc không có tiếng vãn chợ chiều)

Nếu khổ 1 triển khai chiều rộng, chiều dài thì khổ 2 mở thêm vào chiều cao. Những cấu trúc đăng đối nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng nhấn mạnh ấn tượng không gian được mở ra ở cả ba chiều. Kết hợp độc đáo sâu chót vót với cái thăm thẳm của vũ trụ. Lời đề từ được nhắc lại ở đây, tô đậm nỗi cô liêu.

c) Khổ thơ 3

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Đến khổ thơ 3, đây là thời điểm mà Huy Cận đã thể hiện rất rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình sở trường của mình. Với những điều gần gũi, thân quen, hinh ảnh gắn bó giàu tình cảm. Cảnh hoang sơ, đói nghèo cứ lặng lẽ bên bờ xanh, hình ảnh những con người chân chất hiền lành hiện ra trong cái đói của những năm 1939.

Chính tại đây, nhà thơ đã cố gắng mong tìm cho mình một điều gì đó gắn bó, thân thuộc giữa mênh mông vô định này. Tất cả đều trống vắng không một chuyến đò ngang, không một cây cầu nối và chỉ có những bài bờ xanh nối tiếp nhau. Đó là sự bơ vơ, cô độc của nhà thơ khi không tìm được nổi cho mình chút ấm áp nơi hiu quạnh này.

d) Khổ thơ 4

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Ở một nơi xa, không có sự quen thuộc cô đơn và lạnh lẽo. Hoàng hôn buông xuống càng làm nỗi cô đơn ấy càng da diết và nhớ nhà hơn. Nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh hoàng hôn hùng vĩ hơn khi gợi dịch câu thơ của Đỗ Phủ “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Qua sự tài năng và yêu thích thơ ca, Huy Cận đã tạo nên “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, một hình ảnh hoàng hôn đẹp biết bao. Những thơ ca Việt Nam hay mượn cánh chim để nói về những chuyến đi hay ẩn dụ hình bóng con người, đối với HUy Cận thì hình ảnh này mới lạ vô cùng. Cánh chim nhỏ bay lượn dưới cái bóng chiều sa làm nặng thêm cái vô hình trong lòng tác giả. cái hữu hình của cánh chim nhỏ nghiêng xuống làm hiện lên cái vô hình của bóng chiều trĩu nặng. Cánh chim trời lạc lối và cô đơn trước vũ trụ bao la của cuộc đời.

Qua đây có thể thấy, nhà thơ Huy Cận đã nghĩ đến Thôi Hiệu khi viết hai câu thơ cuối. Khi những làn khói sóng trên sông khiến Thôi Hiệu buồn, còn đối với Huy Cận thì không có khói trong hoàng hôn cũng khiến tác giả da diết nỗi nhớ nhà.

2. Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ

a) Về đề tài và cảm hứng

– Nhắc đến Tràng giang, người ta sẽ nghĩ đến ngay một nơi mang đến nỗi buồn khôn nguôi. Đã bao đời nay, con người lẫn cảnh vật đều mang nỗi sầu khó tả. Con người nhỏ bé của con người bé nhỏ và hữu hạn trước không gian vô cùng.

– Không những khiến những ai đến đều dâng lên nỗi buồn mà chính những người nơi đây đều có đồng điệu tâm hồn “nỗi buồn thế hệ”. Một nỗi buồn của những người bị mất nước “chưa tìm thấy lối ra”.

b) Chất liệu thi ca

– Trong bài thơ Tràng giang, ta sẽ gặp được rất nhiều hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong làng thơ cổ như bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều…, Chất liệu thi ca, từ thơ cổ được tác giả thêm vào hình ảnh thơ của mình, tô đậm thêm cho những nỗi buồn.

– Ngoài ra, Tràng giang cũng có rất nhiều hình ảnh, âm thanh hiện đại của cuộc sống thực đời thường. Không hoa mỹ hay quá tô vẽ những hình ảnh chân thực đã dệt nên bức tranh hoàn hảo như củi khô, bèo dạt, tiếng vãn chợ chiều,…

c) Thể loại và bút pháp

– Tràng giang được nhà thơ dệt nên những hình ảnh cổ điển qua việc vận dụng rất nhuần nhuyễn với thể thơ 7 chữ cùng cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối. Bút pháp sử dụng cảnh ngụ tình, gợi những từ Hán việt cổ kính hơn như Tràng giang, cô liêu…

– Tuy nhiên, Tràng giang cũng mang đến một hơi thở mới mang xu hướng của hiện đại. Khi nhà thơ đã giãi bày trực tiếp “cái tôi” hay cái buồn trữ tình của mình “buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà… Những từ ngữ đều mang dấu ấn, cảm xúc cá nhân lớn của tác giả như sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…

III. Kết bài

– Tràng giang không chỉ đơn thuần là bài thơ về hình ảnh mà còn là bài thơ về một tâm hồn. Thể hiện một nỗi buồn cô liêu giữa mênh mông vũ trụ rộng lớn.

– Từ đề tài cảm hứng cho đến chất liệu đến giọng điệu và bút pháp của Tràng giang đều mang phong vị thi ca cổ điển nhưng cũng mang hơi thở của hiện đại. Đây cũng là nét rất riêng của Huy Cận trong những sáng tác của mình .

Huy Cận xứng danh là nhà thơ trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, thơ của ông vẫn được nhiều người nhớ đến và yêu thích. Những sự kết hợp đồng điệu và vần thơ đa hình ảnh đã làm nên một Huy Cận rất riêng cho đến ngày nay.

Rate this post

Related Posts

Leave a Comment